Hotline: 0984.795.198       Email: toanthaoduoc@gmail.com     


Bệnh nấm da đầu - Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh nấm da đầu - Nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh nấm da đầu - Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh nấm da đầu - Nguyên nhân và cách điều trị

 Việt Nam là một nước khí hậu nhiệt đới, nóng, ẩm nên rất thuận lợi cho các chủng nấm phát triển. Các bệnh nấm ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Nấm gây các bệnh ở da, tóc, móng và niêm mạc được gọi là bệnh nấm nông. Nấm gây bệnh ở tóc chủ yếu do hai loại nấm sợi là Trichophyton và Microsporum. Các loại nấm tóc gồm nhiều loại khác nhau và có tỷ lệ mắc khác nhau tuỳ từng vùng. Những người lao động vất vả đầu tóc luôn đẫm mồ hôi, bụi bặm mà ít được tắm gội hoặc người tiếp xúc nhiều với gia súc thường hay bị nấm tóc hơn.

Bệnh nấm tóc nếu không đuợc điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và là nguồn lây nhiễm trong cộng đồng.

Các thể lâm sàng và chẩn đoán bệnh nấm tóc

 

Các loại nấm nông có thể gây bệnh ở da đầu, chân tóc làm tóc bị khô, gãy hoặc xén tóc. Các hình thái lâm sàng sau hay gặp:

Bệnh Favus

Căn nguyên: do Trichophyton schonleini, Trichophyton quynckeanum, Trichophyton gypseum.

Triệu chứng lâm sàng: trên da đầu có các đám vảy tiết nhỏ màu vàng và có mùi hôi đặc biệt (mùi chuột chù). Nếu cạy vảy sẽ để lại một hố lõm. Thương tổn khu trú ngay dưới chân tóc. Sợi tóc trong vùng thương tổn không rụng nhưng khô, mất vẻ bóng nhoáng.

Xét nghiệm thấy bào tử nấm trong lòng sợi tóc.

Nấm tóc gây thâm nhiễm và mưng mủ (Kerion de celse - Nấm tổ ong)

Căn nguyên: do Trichophyton canis, Trichophyton verrucosum, Microsporum mentagrophytes.

Triệu chứng lâm sàng: bệnh hay gặp ở trẻ em nông thôn có tiếp xúc với các loại gia súc, chủ yếu là mèo. Thương tổn cơ bản đầu tiên là các mụn mủ ở một số chân tóc, sau đó lan dần ra xung quanh, tạo thành một mảng lớn nổi cao, thâm nhiễm. Bề mặt thương tổn ghồ ghề, có nhiều vảy. Nếu cạy vảy thấy lỗ chỗ như tổ ong chứa nhiều mủ. Tại đám thương tổn tóc bị rụng.

Xét nghiệm: thấy bào tử nấm thành chuỗi bao quanh sợi tóc.

Bệnh nấm làm trụi tóc

Căn nguyên: Trichophyton violaceum, Trichophyton tonsurarans, Trichophyton sondaneuse.

Triệu chứng lâm sàng: bệnh có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Thương tổn cơ bản là các đám bong vảy ở da đầu.Tóc trong vùng bị bệnh gãy sát da đầu, nhìn kỹ thấy các chấm đen. Có thể các mảng bong vảy liên kết tạo thành mảng lớn tóc gãy không đều. không thấy ngứa.

Xét nghiệm thấy các bào tử nấm xếp thành chuỗi trong lòng sợi tóc.

Nấm xén tóc

Căn nguyên do Microsporum andouini, Microsporum langeroni, Microsporum canis.

Triệu chứng lâm sàng: bệnh hay gặp ở trẻ em và lây truyền do dùng chung mũ, nón, lược. Thương tổn là các mảng da bong vảy ở đầu, hình tròn hay bầu dục. Tóc trong vùng đó bị xén cách da đầu khoảng 5 - 8 cm. Chân tóc còn lại được phủ một lớp trắng như “ đi bít tất”.

Xét nghiệm thấy các bào tử nấm bao quanh sợi tóc.

Điều trị bệnh nấm tóc

Nấm tóc là bệnh có nhiều nguyên nhân nên cần được điều trị theo đơn của bác sĩ. Bệnh nhân cần hiểu rõ về bệnh tật để dùng thuốc một cách phù hợp, không tự dùng các loại thuốc kháng nấm vì có thể gây ảnh hưởng tới gan, thận.

Các thuốc sử dụng trong điều trị bệnh nấm tóc:

- Thuốc bôi tại chỗ: dung dịch BSI, kem nizoral, kem clotrimazol…Tuy nhiên, các thuốc bôi tại chỗ thường ít tác dụng vì nấm theo sợi tóc ăn xuống sâu.

- Toàn thân: có thể dung một trong các loại thuốc sau đây: griseofulin, itraconazol, ketoconazol.

- Riêng với nấm tổ ong (Kerion de celse): chích rạch mủ, bôi thuốc chống nhiễm khuẩn, phối hợp thuốc chống nấm. Có thể cho kháng sinh chống nấm đường toàn thân.

Phòng bệnh nấm tóc

Không gội quá nhiều, không dùng nước gội có độ tẩy gầu cao, không cào gãi mạnh làm xây xước da đầu. Luôn giữ tóc khô, sạch. Nên xả nhiều nước sau khi gội đầu, làm khô tóc sau khi gội hay đi ngoài trời mưa. Không đội mũ quá chật và ủ quá lâu, sẽ làm cho tóc ẩm, dễ bị bệnh.. Tránh gội đầu quá nhiều và dùng chung khăn, lược, mũ với người khác, đặc biệt là những người tóc có nhiều gàu hoặc các biểu hiện của bệnh nấm tóc.

Khi thấy ngứa và nổi sẩn ở da đầu, cần kịp thời đến khám bệnh ở thầy thuốc chuyên khoa Da liễu. Việc tự ý bôi thuốc không những không có tác dụng mà còn làm bệnh trở nên nặng thêm.

Nếu được phát hiện và điều trị sớm, đúng phương pháp, có chế độ gội đầu hợp lý, bệnh viêm chân tóc có thể chữa khỏi.

Nấm tóc là bệnh lây, nên cần lưu ý để phòng tránh lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình.



Tra Cứu Vị Thuốc Theo Vần

A

B

C

D

Đ

E

G

H

I

K

L

M

N

O

P

Q

R

S

T

U

V

X

Y




XEM THÊM CÁC LOẠI THẢO DƯỢC QUÝ KHÁC

 cà gai leo 

cà gai leo giải rượu bảo vệ gan  giảo cổ lam  phòng và điều trị gan nhiễm mỡ

 dây thìa canh

điều trị tiểu đường chuốt hột điều trị sỏi thận,sỏi mật

 hoa tam thất

điều trị mất ngủ hoa nhài an thần, giảm căng thẳng, thanh nhiệt

 rễ bồ công anh

phòng và điều trị ung thư máu hoa cúc an thần, điều hòa kinh nguyệt

 

cao mật nhân

 

điều trị xương khớp gout cao atiso đà lạt giải độc gan, mát gan

 

 

Các Tin khác